post-image

Top 5 Framework PHP nên học

Tổng quan

Các Framework của PHP cực kì hiệu quả trong việc giảm tải cho các Developer trong quá trình viết code trong các dự án phát triển web. Và dưới đây là top 5 các Framework PHP mà bạn nên học để có thể dễ dàng tạo ra các website.

Laravel – Framework PHP ưa chuộng nhất

Chắc chắn nếu bạn là một lập trình viên PHP thì khi nhắc đến Framework của PHP thì chúng ta sẽ sẽ có thể kể ngay đến Laravel. Đây là một trong những Framework phổ biến nhất trên thế giới nhờ vào cấu trúc tinh tế, dễ học và rất thoải mái khi sử dụng.

Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở với mô hình MVC (Model, Control, View), nó hỗ trợ lập trình viên viết mã một cách dễ dàng, đơn giản, đi kèm tài liệu đầy đủ.

Với Lavarel, chúng ta có thể tạoo 1 dự án web nhanh chóng và cũng có thể truy cập nhanh vào các chức năng như chứng thực người dùng, quản lý session, và caching. Nhìn chung, Laravel có tất cả chức năng cần có để tạo được một ứng dụng PHP hiện đại.

Để có một trải nghiệm xịn hơn với Laravel, bạn nên sử dụng artisan là sự hỗ trợ của CLI (Comand-Line Interface) hiểu nôm na là giao diện dòng lệnh. Nó giúp bạn lên lịch trình các tác vụ với các tần suất của một sự kiện nào đó. Ví dụ “Migrate” một database, khởi động dịch vụ máy chủ cục bộ…

Sử dụng Artisan CLI sẽ làm tăng tốc đáng kể tốc độ lập trình của bạn. Laravel tự động hóa các tác vụ buồn tẻ bằng cách xây dựng nó trong các công cụ được gọi bởi Artisan CLi. Công cụ này cho phép tạo lên “bộ khung” của ứng dụng và làm nó trở nên dễ quản lý với các tác vụ liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Tính năng chính:

  • Framework được đánh giá là có syntax đẹp và tinh tế nhất
  • Mở rộng chức năng của Laravel bằng add-ons
  • Sử dụng hàm có sẵn để quản lý routing, người dùng, caching, vâng vâng
  • Tích hợp Laravel với thư viên bên thứ 3 như là AWS
  • Chạy tác vụ tuần tự dưới nền để cải thiện hiệu năng

Codeigniter

Cũng tương tự như Laravel, Codeigniter là một Framework mã nguồn mở được xây dựng theo mô hình MVC có thể mở rộng nên mỗ hình HMVC. Dung lượng khá nhẹ nhàng với chỉ vài Mb bộ nhớ đi kèm cả tài liệu. Codeigniter được phát triển bởi EllisLab và sau đó được phát triển bởi học viện công nghệ British Columbia. Codeigniter cũng nhận được khá nhiều sự chú ý của cộng đồng các lập trình viên bởi sự nhỏ gọn, dễ tiếp cận lại được phát triển theo mô hình MVC rất tường mình trong việc phân tách Logic của nghiệp vụ.

Kể ra thì cũng khá khó so sánh một cách chính xác giữ Laravel và codeigniter nhưng cá nhân mình thấy, nếu đánh giá theo phong cách viết code thì Codeigniter nhỉnh hơn một chút, còn Laravel dĩ nhiên vẫn là một tượng đài lớn trong làng Framework của PHP tính đến thời điểm hiện tại.

Tính năng chính:

  • Nền tảng này nhẹ và có thể xây dựng ứng dụng với hiệu năng được đặt lên hàng đầu.
  • Có thể bắt đầu dùng nhanh chóng, nhờ vào tính đơn giản và bộ tài liệu tuyệt vời
  • Tạo ứng dụng có khả năng mở rộng cao nhờ vào kiến trúc nền MVC

Symfony

Symfony là mã nguồn mở được phát hành vào năm 2005, Symfony cũng được phát triển theo mô hình MVC và là một nền tảng đáng tin cậy để phát triển web.

Bên cạnh một cái tên rất hay, Symfony còn vô cùng linh hoạt. Nó có sẵn hệ thống chức năng để bạn có thể tự chọn các hàm PHP bạn cần thôi, hoặc sử dụng toàn bộ framework php này.

Để đảm bảo ứng dụng chạy tốt, frameworks này cũng có tích hợp sẵn chức năng kiểm thử hàm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ứng dụng được xây dựng trên Symfony không hẵn là có hiệu năng tốt nhất, và khó học hơn 2 framework trên, nhưng khá linh hoạt hơn.

Tính năng chính:

  • Nhờ vào sự linh hoạt này, bạn có thể tự thiết lập các thành phần độc lập
  • Có tính năng kiểm thử hàm
  • Bộ tài liệu học chuyên sâu được đầu tư rất kỹ

Symfonymạnh về mặt module hóa các thành phần. Bạn có thể sử dụng các thành phần của framework thay vì toàn bộ thư viện. Nếu như bạn không cần quá nhiều tính năng thì framework PHP này là tốt nhất đấy.

Zend

Zend Framework là thành viên tiếp theo trong danh sách các Framework phổ biến của PHP. Zend được xây dựng hoàn toàn dựa trên hướng đối tượng.

Tính năng chính:

  • Nền tảng PHP hướng đối tượng với kiến trúc MVC architecture
  • Tái sử dụng code dễ dàng nhờ vào thiết kế của platform này
  • Tích hợp Zend với thư viện bên ngoài dễ dàng
  • Chỉ cần sử dụng đúng thành phần bạn muốn

CakePHP

CakePHP là một trong những framework được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Nó đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng phức tạp, ngay cả các dự án có có kích thước lớn vẫn giữ được sự đơn giản và thanh lịch.

Tính năng chính:

  • Ưu thế từ rất nhiều bộ components
  • Sử dụng quy tắc của CakePHP để lập trình dự án nhanh hơn

Dĩ nhiên, CakePHP có thể khá hạn chế vì chính các quy tắc của nó. Nếu bạn thích code tự do theo ý thích và sáng tạo của bạn, thì CakePHP không phải là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều lập trình viên chọn dùng.

Tham khảo: https://codelearn.io/sharing/8-php-frameworks-pho-bien-2020
https://www.hostinger.vn/huong-dan/php-frameworks-tot-nhat-cho-lap-trinh-web

Đọc thêm: Git vs Github

Leave a Reply

Your email address will not be published.