Phân biệt các level Developer? Thực tập, Fresher, Junior… có gì khác biệt?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trong ngành công nghệ, các thuật ngữ về lập trình viên được phân theo hệ thống cấp bậc rõ ràng. Tùy vào từng cấp có sự đánh giá nhất định về trình độ và kinh nghiệm riêng. Và mỗi cấp cũng có mức độ trách nghiệm riêng. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt các level Developer? Thực tập, Fresher, Junior… liệu có giống nhau? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để giải đáp mọi thắc mắc.
Những nấc thang của sự nghiệp lập trình viên
Fresher/Junior Developer
Đây là nấc thang đầu tiên của những bạn sinh viên ngành IT khi mới ra trường. Fresher/Junior Developer không có bề dày kinh nghiệm lâu năm, người ở vị trí này chủ yếu tích lũy tầm 6 tháng – 1 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp thực tế. Cũng vì thế, các công ty khi tuyển dụng bậc thang đầu tiên của sự nghiệp lập trình viên đều tổ chức các khóa training ngắn hạn.
Fresher/Junior Developer đòi hỏi phải có thể viết được các script đơn giản, hiểu được toàn bộ vòng đời của một ứng dụng và phải có hiểu biết sơ bộ về cơ sở dữ liệu cũng như các dịch vụ ứng dụng. Đây là level đầu tiên cũng là bước khởi đầu để bước trên con đường trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Vì vậy, khi còn là một Fresher/Junior Developer cần cố gắng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có được nền tảng vững chắc cho các bước tiến sau.
Cách tốt nhất đơn giản nhất để có thể phân biệt các cấp Developer
Senior Developer
Senior Developer là cấp thứ 2 sau khi đã thực tập và hoàn thành cấp Fresher/Junior Developer. Các lập trình viên ở cấp này phải có ít nhất từ 4 – 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi đạt đến level này, bắt buộc các Senior Developer phải viết được những ứng dụng phức tạp, đòi hỏi tư duy logic, sự sáng tạo và kinh nghiệm lập trình cao. Hơn hết, lập trình viên phải am hiểu sâu sắc về vòng đời của một ứng dụng cũng như các cơ sở dữ liệu cũng như các dịch vụ ứng dụng khác. Senior Developer được hiểu là những người thật sự giỏi trong việc tạo lập toàn bộ ứng dụng trên quy mô lớn. Đây cũng là cấp bậc có số lượng lập trình viên nhiều nhất hiện nay. Và đối với những cá nhân không hứng thú với việc quản lý thì đây thật sự là một vị trí rất tuyệt vời.
Tech Lead/ Team Lead
Leader là những người có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò lập trình viên. Về cơ bản, Leader cũng cần có những kỹ năng tương tự như Senior Developer tuy nhiên cấp này đòi hỏi trình độ cao hơn cũng như tinh thần trách nghiệm mạnh mẽ hơn. Team leader được hiểu như vai trò chuyển tiếp vào chức vị quản lý cấp trung. Còn Tech lead lại đơn thuần là vai trò kỹ thuật, phù hợp với những bạn không phù hợp với việc quản lý. Các lập trình viên ở cấp này thường viết code trên một hệ thống phức tạp hơn, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm chủ yếu nghiêng về lập trình patterns và anti-patterns để hoạch định ra kết cấu của một phần mềm thành công.
Phân biệt Fresher và Junior
Nhìn chung, cả 3 thuật ngữ này đều được sử dụng để biểu thị các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, 3 từ này không hoàn toàn trùng khít lên nhau về mặt ý nghĩa, giữa chúng cũng rạch ròi nhiều điểm rất riêng
– Fresher: đây là cụm từ dùng để chỉ các bạn sinh viên trường công nghệ thông tin vừa mới tốt nghiệp. Đa phần những Fresher đều là người đã được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đang cần tìm một môi trường phù hợp để ứng dụng, triển khai. Thông thường, các công ty khi nhận nhân viên mới sẽ mở một khóa đào tạo ngắn hạn chế các Fresher có thể quen với công việc của người mới bắt đầu.
– Junior: từ này được dùng để gọi những lập trình viên ở trình độ sơ cấp. Họ không hẳn là thực tập sinh hay những người mới ra trường. Tuổi nghề để xác định Junior là quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu. Thậm chí vẫn có trường hợp Junior lớn tuổi hơn cả Senior
– Thực tập: thực tập sinh là những sinh viên năm cuối trường IT hoặc những người đang được nhận làm training cho một đơn vị tổ chức hoặc công ty nào đó
Làm thế nào để vững bước trên các nấc thang nghề lập trình viên?
Để có thể vững bước trên con đường lập trình viên và không ngừng chinh phục các nấc thang sự nghiệp cần nuôi dưỡng một niềm đam mê không ngừng nghỉ. Bởi khi xuất phát từ vị trí sơ cấp, có rất nhiều điều mới mẻ cần học hỏi cũng như phải vượt qua rất nhiều áp lực. Sau khi đã chinh phục được level 1, các bạn lập trình viên bắt đầu bước vào môi trường chuyên nghiệp với vốn kiến thức sâu rộng cũng như năng khiếu bẩm sinh. Chính vì vậy, nỗ lực luôn là một trong những điều không nên đánh rơi trên bước đường chinh phục công việc lập trình.
Tùy vào mỗi chức danh quy định các cấp trình độ chuyên ngành công nghệ thông tin khác nhau. Với những chia sẻ trên đây hy vọng quý bạn đọc có thể tích lũy được nhiều điều bổ ích.
Nguồn: https://topdev.vn/blog/phan-biet-cac-level-developer-thuc-tap-fresher-junior-co-gi-khac-biet/
Trả lời