post-image

Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Sự Nghiệp Coder

Tin tức

Thích thú, say mê, tò mò công nghệ là những dấu chân đầu tiên để bạn dấn thân vào thế giới mã hóa. Nhưng rồi đứng trước kiến thức như rừng như bể của ngành IT, bạn không khỏi ngộp thở và mông lung trước những điều cần làm sắp tới. Vậy làm thế nào để có thể bước tiếp bước 2 bước 3 chuẩn phong cách nhất, bài hướng dẫn chi tiết ở ngay sau đây. 

Phần 1: Chọn ngôn ngữ

Quyết định lĩnh vực bạn quan tâm, muốn theo đuổi. Bạn có thể tiến hành học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào (mặc dù có một số được cho là “dễ” hơn những ngôn ngữ khác), tuy nhiên tự hỏi bản thân xem mục đích học của bạn là gì? Điều này sẽ quyết định việc bạn cần học ngôn ngữ nào đầu tiên, ngôn ngữ nào phù hợp với mục tiêu của bạn. 

  • C là một ngôn ngữ tuyệt vời để tìm hiểu cách máy tính thực sự hoạt động về mặt quản lý bộ nhớ và hữu ích trong tính toán hiệu suất cao
  • C ++ rất tốt để phát triển trò chơi.
  • Python tuyệt vời cho khoa học và thống kê.
  • Java rất quan trọng nếu bạn muốn làm việc tại các công ty công nghệ lớn.

Nếu bạn thấy hứng thú và muốn tự tạo cho mình một Website. Bạn sẽ phải học các ngôn ngữ lập trình khác hoàn toàn với loại dùng để tạo phần mềm máy tính. Phát triển ứng dụng điện thoại yêu cầu nhiều kỹ năng khác với lập trình thiết bị nhúng. Mục tiêu sẽ quyết định con đường đi nào cho bạn.

Hãy cân nhắc việc bắt đầu với một ngôn ngữ “đơn giản”. Dựa trên quyết định của bản thân, bạn có thể bắt đầu học ngôn ngữ cấp cao, sẽ đơn giản hơn khi tiếp cận. Ngôn ngữ này đặc biệt hữu ích với người mới vì chúng cung cấp những khái niệm cơ bản và quá trình tư duy mà bạn có thể áp dụng tới bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Nếu bạn vẫn chưa biết mình có nên bắt đầu với ngôn ngữ này hay không, hãy xem qua một vài hướng dẫn khác nhau về nó. Như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi. khi đã thấy nó “hợp gu” mình thì đơn giản là học thôi. Nên lưu ý về thái độ, một khi đã quyết định học ngôn ngữ nào thì hãy hoàn thành ít nhất một khóa học cơ bản về ngôn ngữ đó trước khi chuyển sang ngôn ngữ mới. Nhiều bạn trẻ cứ học ngôn ngữ này chưa tới đã muốn nhảy sang học ngôn ngữ khác. Như vậy chỉ tổ tốn thời gian chứ chẳng đem lại kiến thức gì nhiều.

Xem đầy đủ tại : Carlcheo

Chủ đề “Ngôn ngữ lập trình đầu tiên nào nên học” đã làm nổ ra nhiều tranh luận trên khắp các diễn đàn và hiện tại vẫn chưa có hồi kết. Sẽ không có một quy chuẩn nào, quy định nào về ngôn ngữ lập trình đầu tiên nên học. Tuy vậy về một số tiêu chí mình cho là phù hợp, dễ tiếp cận cho người mới như: Cú pháp đơn giản, dễ tiếp cận, dễ nhớ, cộng đồng đông đảo,…. Nên mình sẽ giới thiệu một số ngôn ngữ tiêu biểu mình cho người mới học là hợp lý:

Python – Một ngôn ngữ tuyệt vời để bắt đầu làm quen với lập trình, vô cùng mạnh mẽ khi bạn đã quen dùng. Được sử dụng cho nhiều ứng dụng web và trò chơi.

Java – Được sử dụng trên vô số chương trình từ trò chơi tới ứng dụng web, và trên cả các thiết bị nhúng. Đọc thêm tại đây

C – Một trong những ngôn ngữ lâu đời, C là một công cụ mạnh mẽ, là nền tảng của các ngôn ngữ hiện đại như C++, C#, và Objective-C.

Phần 2: Khởi đầu nhỏ

Học các khái niệm cốt lõi của ngôn ngữ. Mặc dù các ngôn ngữ lập trình về cơ bản là khác nhau tuy nhiên vẫn có các khái niệm dù bạn có làm việc với ngôn ngữ nào cũng phải cần tới. 

Biến – Một biến là nơi để lưu trữ và tham chiếu thay đổi dữ liệu. Các biến thường dùng để biểu thị “số nguyên”, “chữ cái”, v,v… , quyết định kiểu dữ liệu được lưu. Khi code, các biến phải được đặt tên mà mình có thể dễ dàng nhận ra. Chọn tên sao cho mang đủ thông tin có thể trả lời được 2 câu hỏi: Biến này đại diện cho cái gì? Biến này dùng để làm gì?

Câu lệnh có điều kiện – Câu lệnh có điều kiện là một hành động được thực hiện dựa trên tính chính xác của lệnh. Cấu trúc phổ biến nhất của câu lệnh có điều kiện là “If….Then ….Else ….” (Nếu….Thì…..Nếu không thì …). 

Hàm (Functions) và Thủ tục (Subroutines) – Tên chính xác của khái niệm này trong từng loại ngôn ngữ sẽ hơi khác nhau. Nó có thể được gọi là “Procedure” (Thủ tục), “Method” (Phương pháp), hoặc “Callable Unit” (Đơn vị có thể gọi tên). Đây thực chất là một chương trình nhỏ trong một chương trình lớn. Một hàm có thể được chương trình “gọi” nhiều lần, cho phép lập trình viên tạo ra một chương trình phức tạp hơn.

Dữ liệu đầu vào – Đây là khái niệm rộng, được sử dụng hầu hết trên các ngôn ngữ. Nó liên quan đến việc sử lý đầu vào của người dùng khi lưu trữ dữ liệu. Cách tập trung dữ liệu lại phụ thuộc vào kiểu chương trình và dữ liệu (bàn phím, tập tin, vv…). Nó có liên kết mật thiết với Đầu ra, phần kết quả được trả lại người dùng, thường hiển thị trên màn hình hoặc chuyển thành tập tin.

“Hướng đối tượng” – Là cách để bạn tổ chức code của mình theo kiểu “đối tượng”.Một phương pháp lập trình khoa học nhất, phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ lập trình nâng cao như C++, Java, Objective-C và PHP.

Cài đặt phần mềm cần thiết. Nhiều ngôn ngữ lập trình yêu cầu trình biên dịch, chương trình được thiết kế để dịch đoạn mã sang một ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được. Một số ngôn ngữ khác như Python sử dụng thông dịch viên có thể thực hiện chương trình ngay lập tức mà không cần biên dịch.

Một số ngôn ngữ có IDE (Môi trường Phát triển Tích hợp) bao gồm trình soạn thảo mã, trình biên dịch/hoặc thông dịch viên, và trình sửa lỗi. Chúng cho phép lập trình viên chạy bất kỳ chức năng nào cần thiết. Tuy nhiên khi mới học mình không khuyến khích các bạn dùng tới IDE. Chỉ cần dùng một trình soạn mã – text editor và bàn phím để quẩy. Chày cối tuy có lúc hơi cực nhưng bù lại bạn sẽ nắm vững cú pháp của ngôn ngữ chặt chẽ nhất. Có rất nhiều text editor từ các nguồn trên mạng. Các bạn có thể tham khảo thêm.

Phần 3: Tạo Chương trình đầu tiên

Khi học bạn nên vừa xem lý thuyết vừa code. Lý thuyết đến đâu code đến đó. Cách học nhanh nhất là bắt tay vào làm. Chương trình đầu tiên mình viết và cũng là chương trình kinh điển mà ông dev nào vào nghề cũng đã từng code qua – “Hello World”. Tìm trên google cú pháp dạng như:

Hello World trên PHP

Hello World trên C#

Hello World trên Java

Với tinh thần “Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra google”. Bạn có thể tự tìm cho mình hàng ngàn ví dụ và hướng dẫn về ngôn ngữ bạn học . Sử dụng ví dụ đó để kiểm tra cách thức hoạt động của từng khía cạnh của ngôn ngữ và cách chúng tương tác với nhau. Dựa trên nhiều ví dụ, kết hợp lại với nhau và tạo ra chương trình của riêng bạn.

Kiểm tra cú pháp. Cú pháp là cách sử dụng ngôn ngữ sao cho trình biên dịch hoặc thông dịch viên có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ lại có cú pháp đặc biệt, mặc dù có thể có vài yếu tố giống nhau. Học viết cú pháp là điều thiết yếu khi học lập trình ngôn ngữ, và thường là điều mọi người nghĩ tới khi nói về lập trình máy tính. Trên thực tế, nó đơn giản chỉ là phần nền tảng để từ đó phát triển các khái niệm nâng cao.

Thử nghiệm với những thay đổi. Thay đổi chương trình mẫu, sau đó kiểm tra kết quả. Bằng cách thử nghiệm trực tiếp, bạn có thể tìm hiểu cách thức hoạt động nhanh hơn nhiều so với đọc sách hoặc hướng dẫn. Đừng sợ khi phá hỏng chương trình, đừng nản khi code của bạn chưa chạy. Thay đổi thế này thì code chạy thế nào, lỗi này rồi thì sửa ra sao. Dần dần sẽ nâng cao kĩ năng “Debug” chương trình của bạn – Kĩ năng sống còn trong ngành IT.

Giới thiệu cho bạn một chiếc meme gấp đôi động lực, tiếp tục debug: 

“ Code nhiều bug nhiều, code ít bug ít

Không code không có bug”

Hãy viết comment code. Với những đoạn code khó hiểu, logic rắc rối, chỉ với tên biến và code khó có thể tường minh chức năng được thì lúc này, bạn sẽ cần viết thêm comment. Hãy comment với mục đích giải thích vì sao bạn code thế này thay vì giải thích cách code hoạt động.

Tạm kết

Với tinh thần không ngại khó ngại khổ, hãy rèn luyện kĩ năng của bạn mỗi ngày, dù ít dù nhiều, hãy để code trở thành thói quen mà thực hiện. Dần dần, bạn sẽ đạt được những thành tựu riêng cho mình thôi. Chúc bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published.