“Sống sót” qua những áp lực trong tuyển dụng IT (Phần 1)
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Phải chăng bạn từng nghe luyên thuyên trong những cuộc trò chuyện của người lớn, những cuộc thoại của đám bạn rằng ngành lập trình là một ngành dễ thở, công việc thì thú vị, không những ngồi máy lạnh mà lại còn được hưởng mức lương cao.
Liệu lối nghĩ mặc định ấy có đúng không và sự thật thế nào? Bạn có biết rằng ngành IT cũng giống như những ngành khác, đều có hai mặt của nó, việc phải thu nạp một lượng kiến thức khủng, gặp đủ thứ áp lực khác nhau là những mặt tối mà chỉ được chính dân lập trình giấu nhẹm đằng sau bề nổi hào nhoáng kia mà thôi.
Hôm nay, mình sẽ bật mí cho các bạn vô vàn những áp lực xoay quanh ngành lập trình IT khi đã quyết định dấn thân theo đuổi nó. Tất nhiên, bài viết sẽ chia sẻ thêm những cách thức giúp thích ứng và sống sót khi những áp lực bủa vây.
Áp lực từ các mối quan hệ: Sếp và đồng nghiệp
Không phải ai xa lạ, áp lực lớn nhất mà bạn phải đối mặt chính là từ sếp của bạn. Điều này khá dễ hiểu vì sếp là người trực tiếp phân bổ các đầu công việc mà bạn phải thực hiện, quản lý đồng thời hỗ trợ bạn tự đánh giá hiệu suất làm việc của bản thân.
Nếu không may mắn gặp phải một người sếp khó tính, những áp lực bạn phải đối mặt có thể là gì?
- Task quá khó nằm ngoài năng lực chuyên môn
- Buộc làm thêm ngoài giờ để đảm bảo tiến độ công việc, kết quả cho ra hoàn hảo nhất có thể
- Làm khó làm dễ nhân viên, đánh giá thấp việc xem xét tăng lương làm giảm cơ hội cho việc phát triển sự nghiệp
Chính vì thế, điều bạn cần làm trường hợp này là cho sếp một khoảng riêng, giao tiếp trao đổi ý kiến và quan trọng là nắm bắt tâm lý và thấu hiểu được sếp của bạn. Sếp của bạn có rất nhiều việc cần giải quyết và đôi khi việc bộc phát những cơn giận chỉ là cách thúc đẩy bạn và team làm việc hiệu quả hơn. Vì thế đừng giận và đừng áp lực về công việc.
Ngoài ra, khi giao tiếp, bạn nên cẩn trọng với từng phát ngôn của mình. Nếu có những phát sinh hay các tồn đọng tạo ra nguy cơ dẫn đến sự tiêu cực, bạn đừng vội đi sâu vào vấn đề chuyên môn hay kỹ thuật. Thay vào đó, hãy khai thác những khía cạnh mà sếp quan tâm đồng thời cũng là cách giúp tiếp cận cơn giận từ sếp.
- Diễn tiến thực hiện dự án như thế nào?
- Làm sao để cải thiện năng suất làm việc hiệu quả?
- Sếp có lời khuyên nào cho em trong việc giải quyết vấn đề này không?
Việc thấu hiểu sếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì nếu đối với một người sếp không tốt, lúc nào cũng kiếm chuyện với nhân viên thậm chí không tuân thủ các quy định thì việc bạn nhảy việc, bắt đầu sự nghiệp tại một công ty khác là điều sớm muộn.
Đồng nghiệp là người sẽ tiếp xúc, làm việc với bạn nhiều hơn là sếp. Vì thế, những áp lục xảy ra có liên quan đến đồng nghiệp cũng khiến bạn đau đầu đó.
Bạn có thể sẽ gặp phải những người đồng nghiệp khoác lác về năng lực hoặc quá tự kiêu về bản thân có thể khiến bạn cảm thấy phiền phức. Khi làm việc nhóm đòi hỏi sự bàn luận về dự án và trình bày những ý kiến đóng góp, đồng nghiệp của bạn tỏ thái độ thiếu hợp tác; đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Hoặc khi chung team với những đồng nghiệp giỏi khiến bạn cảm thấy tự ti và thua kém về nhiều mặt.
“Mỗi người một vẻ” nên có đồng nghiệp này, đồng nghiệp khác. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví dụ một số người chưa thật sự giỏi về lập trình IT, nhưng bù lại họ có chí cầu tiến và khả năng tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng. Điều bạn cần nhớ và thực hiện là hãy học cái hay của những người đồng nghiệp giỏi.
Bộc lộ sự ngờ vực về chính bản thân
Có lẽ nỗi ám ảnh về chuyên đề nhập môn lập trình hay các bài giảng về thuật toán và cấu trúc dữ liệu có thể bạn sẽ không thể nào quên. Khoảng thời gian đầu đã trôi qua nhưng khi nhìn nhận lại, những rào cản ấy đã phần nào khiến bạn nhận ra sự không phù hợp với đặc thù ngành hoặc đơn giản khiến bạn nghi ngờ về khả năng và chính sự lựa chọn của bản thân mình. Sai ngành thật à? Tồn thời gian học làm chi vậy? Bao nhiêu câu hỏi sẽ được đặt ra và chúng dường như quay cuồng xung quanh bạn.
Thời học C++, nhiều bạn phải điên cuồng làm những bài tập, đôi khi không tha thiết mấy những vẫn cố mà cày nó. Vấn đề nằm ở chỗ việc bạn có nhìn nhận được hiện thực chung hay không thôi.
Một lập trình viên không tự sinh ra được, cái gì cũng phải có quá trình khổ luyện. Tất nhiên trong quá trình ấy phải có sự cộng hưởng giữa nhiều yếu tố về năng lực, tiềm năng, sự cố gắng và cả sự may mắn. Vì vậy, khi gặp những khó khăn trong ngành học hay công việc, dù nó là gì thì nó cũng chỉ là một phần, một khía cạnh nhỏ trong cuộc sống này mà thôi. Điều bạn cần nhớ là đừng bao giờ nghĩ mình không có khả năng, mà đơn là mình cố gắng chưa đủ nhé.
Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!
Nguồn: https://topdev.vn/blog/song-sot-qua-nhung-ap-luc-trong-tuyen-dung-it-lap-trinh-co-de-khong/
Leave a Reply