PHP là gì? Kiến thức cơ bản của PHP
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. PHP là gì?
PHP là viết tắt của Hypertext Preprocessor, ngôn ngữ lập trình PHP được sử dụng để xây dựng các website và ứng dụng web. PHP là ngôn ngữ kịch bản làm việc trên server với nhiệm vụ là kết nối cơ sở dữ liệu và thực hiện các các chức năng của web hoặc ứng dụng web. PHP dễ dàng được nhúng vào HTML qua cặp thẻ <?php … ?>, khi chạy PHP sẽ sinh ra các mã HTML để trả về cho phía người dùng.
PHP là một ngôi ngữ lập trình cực kỳ phổ biến khi phát triển website và các ứng dụng Web do khả năng tương thích cao với các trình duyệt và là một ngôn ngữ mềm dẻo linh hoạt khi giải quyết các vấn đề.
Cấu trúc cơ bản:
PHP cũng có thẻ bắt đầu và kết thúc giống với ngôn ngữ HTML. Chỉ khác, đối với PHP chúng ta có nhiều cách để thể hiện.
Cách 1 : Cú pháp chính:
<?php ... ?>
Code language: HTML, XML (xml)
Cách 2: Cú pháp ngắn gọn
<? ... ?>
Code language: HTML, XML (xml)
Cách 3: Cú pháp giống với ASP.
<% ... %>
Code language: HTML, XML (xml)
Cách 4: Cú pháp bắt đầu bằng script
<script language=php>
...
</script>
Code language: HTML, XML (xml)
Mặc dù có 4 cách thể hiện. Nhưng đối với 1 lập trình viên có kinh nghiệm thì việc sử dụng cách 1 vẫn là lựa chon tối ưu.
Trong PHP để kết thúc 1 dòng lệnh chúng ta sử dụng dấu “;”
Để chú thích 1 đoạn dữ liệu nào đó trong PHP ta sử dụng dấu “//” cho từng dòng. Hoặc dùng cặp thẻ “/*……..*/” cho từng cụm mã lệnh.
<?php
echo("hello world"); // đây là ví dụ về code php
/* với chú thích này chúng ta có thể
chú thích cho 1 cụm mã lệnh*/
?>
Code language: HTML, XML (xml)

2. Lập trình viên PHP – PHP developer là gì?
Lập trình viên PHP chính là những kỹ sư phụ trách việc thiết kế phần mềm trên web từ máy tính chủ bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Hypertext Pre (PHP). Vậy một lập trình viên PHP sẽ có những nhiệm vụ công việc gì?
- Lập trình website: Các lập trình viên PHP thường sử dụng ngôn ngữ này để thiết kế lên những website theo yêu cầu. Hiện nay có rất nhiều website được thiết kế dựa trên PHP, một số trong đó rất nổi tiếng có thể kể đến như Youtube, Facebook, Wikipedia hay WordPress. Không phải ngẫu nhiên mà các website hàng đầu thế giới đều dựa trên PHP, qua đó chúng ta có thể thấy được mức độ phổ biến và quan trọng của việc lập trình website theo PHP.
- Quản trị website: Trong khi website được vẫn hành thì việc quản trị các website cũng là một công việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên công việc này thường ít đòi hỏi về chuyên môn PHP và mức thu nhập cũng không cao nên các lập trình viên thường ít lựa chọn hơn.
- Phát triển ngôn ngữ PHP: Ngôn ngữ PHP được biết tới là một mã nguồn mở. Vì vậy việc liên tục cập nhật và phát triển thêm mới các ứng dụng từ PHP cũng được xem như một công việc rất cần thiết.
Ngoài ra, các lập trình viên PHP còn là người viết các ứng dụng web từ máy chủ bằng ngôn ngữ PHP. Họ được giao nhiệm vụ phát triển và mã hóa các thành phần phụ trợ cũng như kết nối các ứng dụng với dịch vụ web khác. Lập trình viên PHP cũng hỗ trợ các công việc Front-End hay kỹ sư lập trình backend để tích hợp vào ứng dụng.

3. Ngôn ngữ lập trình web PHP có ưu nhược điểm gì?
3.1 Ưu điểm của lập trình PHP là gì?
PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất vì những lợi ích mà nó đem lại. Về cơ bản, có 4 ưu điểm chính:
- Tính đơn giản và linh động: PHP sử dụng mã nguồn mở nên việc cài đặt và sử dụng nó rất dễ dàng. Ngôn ngữ này phù hợp với cả những người hoàn toàn mới với nghề lập trình viên. Bạn chỉ cần học chăm chỉ trong 3 – 6 tháng có thể thuần thục ngôn ngữ này rồi.
- Cộng đồng hỗ trợ lớn: PHP là một ngôn ngữ phổ biến nên các diễn đàn, đội nhóm chuyên sâu của PHP thuộc hàng ngũ đầu của ngành. Bên cạnh đó, thị trường tuyển dụng cho công việc này cũng chưa bao giờ giảm nhiệt.
- Cơ sở dữ liệu đa dạng: PHP cho phép kết nối với hầu hết các loại cơ sở dữ liệu như MySQL, mSQL, MS-SQL, SQLite, PostgreSQL, v.v. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị giới hạn và có thể chọn cơ sở dữ liệu tối ưu nhất cho ứng dụng của mình.
- Thư viện phong phú: Nhiều sách hướng dẫn và các tài liệu tham khảo có sẵn, cung cấp các kiến thức hữu ích cho các lập trình viên mới làm quen dần.
3.2 Hạn chế của ngôn ngữ PHP là gì?
Mặc dù ngôn ngữ lập trình PHP hữu ích cho việc phát triển web, nhưng nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Trong đó, hạn chế lớn nhất có thể kể đến chính là lỗi bảo mật đến từ hai nguyên do chính:
- Bản chất mã nguồn PHP: Ngôn ngữ PHP có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là các lỗ hổng của mã nguồn sẽ bị công khai ngay sau khi chúng được tìm thấy. Do đó, trước khi kịp sửa chữa, các lỗ hổng có thể bị khai thác cho các mục đích xấu.
- Một số ứng dụng bằng ngôn ngữ PHP được thiết kế bởi người thiếu kinh nghiệm: Bởi PHP phù hợp với lập trình viên mới vào nghề. Cho nên một số trang web và ứng dụng được phát triển bởi những người còn thiếu kinh nghiệm cũng sẽ đem đến hiệu suất và bảo mật kém hơn.

4. Những kỹ năng cần thiết đối với PHP Developer
4.1 Nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến lập trình
Một PHP Developer không chỉ nắm chắc những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình PHP, phần mềm lập trình PHP mà còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, html, CSS, Front-End,… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người khắc phục những sai sót ấy.
4.2 Khả năng tìm tòi, tự học hỏi
Khoa học ngày càng phát triển đòi hỏi công nghệ đổi mới không ngừng, xu thế cập nhật kiến thức mới liên tục và nâng cao. Chính vì thế, các lập trình viên phải không ngừng học hỏi, siêng đọc những tài liệu hay trên mạng, nhất là các tài liệu tiếng anh từ nước ngoài. Điều này sẽ giúp cho bạn luôn luôn được đổi mới, tránh bỏ lại quá xa, và lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ hiện tại.
4.3 Tiếng Anh tốt
Không chỉ riêng ngành ngôn ngữ lập trình web PHP, mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần một vốn ngoại ngữ nhất định. Đặc biệt khi các công cụ và tài liệu hay hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
Vì vậy, nếu không trau dồi vốn ngoại ngữ của bản thân, bạn rất khó để phát triển sự nghiệp trong ngành này.
4.4 Khả năng giao tiếp
Sở hữu kỹ năng giao tiếp, mở rộng và duy trì tốt mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác khách hàng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội học hỏi và để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó, để đạt được những vị trí cao hơn trong công việc, chẳng hạn như trưởng nhóm thì bạn cũng cần kỹ năng giao tiếp tốt để thể hiện bản thân cũng như cách trao đổi, giao phó nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
4.5 Tính cách tỉ mỉ, chi tiết
Công việc của PHP Developer chủ yếu xoay quanh việc sử dụng các đoạn mã lệnh. Chính vì vậy, tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong quá trình làm việc là điều vô cùng cần thiết. Bởi, chỉ cần một sai sót ở dấu câu nhỏ cũng sẽ khiến cho ứng dụng web không thể hoạt động và bạn phải tốn thời gian tìm kiếm lỗi sai, chỉnh sửa lại từ đầu
4.6 Kỹ năng quản lý dự án
Là một PHP Developer chuyên nghiệp thì chắc chắn kỹ năng quản lý dự án là điều vô cùng cần thiết mà bạn cần trang bị. Rất nhiều dự án lớn, nhỏ sẽ trở thành thử thách để bạn nâng cao khả năng của bản thân trong việc quản lý và chịu trách nhiệm với chúng. Hơn nữa, khi xử lý nhiều dự án cùng lúc, bạn sẽ học hỏi thêm được kỹ năng quản lý thời gian để biết nên ưu tiên xử lý dự án nào trước và dự án nào sau
4.7 Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề
Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn có thể nhận ra được vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn đang mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình như vị trí Leader hay Manager.

5. Các nhà tuyển dụng đòi hỏi gì ở một PHP Developer
Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi về những điều các nhà tuyển dụng đòi hỏi ở PHP Developer để bạn có thể tham khảo.
- Nắm chắc mọi kiến thức liên quan đến lập trình web với HTML, CSS.
- Hiểu rõ cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP (cách đặt biến, đặt hàm và làm thế nào để gọi,…).
- Cần phải thành thạo một hoặc nhiều các PHP framework.
- Thành thạo mọi kỹ năng làm Responsive.
- Thành thạo tất cả các Javascript framework, tối đặc biệt JQuery.
- Các kỹ thuật về AJAX với JQuery, JSON, Restful Webservices.
- Các tương tác với web API, request header, response header.
- AngularJS
- Thành thạo tốt một số tool: Sublime Text, Notepad ++, Intellij IDEA,…
- Biết cách deploy một web PHP lên hosting bằng FTP, CPanel,…
6. Thu nhập đáng mong đợi của nghề lập trình PHP/Mức lương của lập trình viên PHP
“Tính từ năm 2010, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành công nghệ thông tin đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Trong chu kỳ 10 năm từ 2010 đến 2020, nhu cầu này đã tăng trưởng gấp 4 lần. Trong đó, nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web cũng trong chu kỳ 2010 đến 2020 đã chiếm hơn 50% trên tổng số các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo các số liệu thống kê từ năm 2018 – 2022 được đưa ra, nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục. Dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 430.000 người”. (Nguồn mic.gov.vn/)
Hiện nay, trên các trang tuyển dụng hàng đầu về IT, thì vị trí Lập trình viên/fresher PHP là 1 trong những vị trí cho thông tin đăng tuyển nhiều nhất.
PHP Laravel vẫn là những công nghệ phổ biến nhất trong nhóm công nghệ tương ứng.
Về việc làm và mức lương thì PHP được xem như một ngôn ngữ có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.
Mức lương của Lập trình viên PHP
Phân loại mức lương theo cấp bậc
Một điều các bạn thường lầm tưởng trong ngành IT là mức lương khởi điểm của lập trình viên thường rất cao. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế thì lương lập trình PHP khá thấp. Điều này tùy thuộc vào năng lực và khả năng của bạn.
Ở Việt Nam nghề lập trình thường có mức lương ổn định ở tầm trung so với các lập trình viên nước ngoài. Đặc biệt lương lập trình viên PHP thường rất cao ở các quốc gia phát triển như Mỹ và Singapore.
Sau đây là một số thông tin lương của lập trình viên PHP tại Việt Nam theo cấp bậc:
Lưu ý: đây thường mới chỉ là mức lương cứng thực nhận. Ngoài ra, sẽ có thêm mức lương + thưởng theo từng dự án
Đối với các bạn trẻ vừa ra trường hoặc là internship cho một công ty yêu cầu lập trình ngôn ngữ PHP, bạn sẽ được trả lương với mức từ 6-9 triệu đồng tùy thuộc vào năng lực của bạn. Nhiều người có thể nhận được hơn những mức đó vì có năng lực thực sự và những đóng góp của họ cho công ty. Để nói mức lương này có cao không? Thì nó vẫn chưa phải quá cao nếu so với mức sống của bạn ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội.
Khi các bạn trở thành Junior mức lương sẽ tăng lên từ 10-12 triệu tháng. Hiện tại thì có 25% lập trình viên PHP đang nhận mức lương này tại Việt Nam.
Đối với các Senior PHP là một trong những đội ngũ đông nhất tại Việt Nam. Lương lập trình viên PHP ở mức này là khoảng từ 12 triệu đến 14 triệu. Tuy nhiên, nếu tới cấp bậc này mà các bạn chưa có được một kiến thức chuyên sâu thì sẽ rất khó để thăng tiến trong tương lai.
Lương php khi là leader sẽ là 15-18 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, ở cấp độ này các kỹ năng và kiến thức cũng như là mức trách nhiệm với mỗi dự án sẽ rất cao.
Manager PHP là một vị trí rất khó để đạt được và chỉ có số ít lập trình viên ở Việt Nam đủ khả năng để đáp ứng chức vụ này. Mức lương lập trình viên PHP trong cấp bậc này khoảng 20-23 triệu một tháng.
Và cuối cùng, vị trí cao nhất Director. Thường các developer php ở Việt Nam không đủ kỹ năng để đáp ứng được cấp bậc này, vì đây là vai trò quan trọng. Những giám đốc lập trình PHP ở Google, Facebook, Unilever đều là những người nổi tiếng trong giới lập trình thế giới. Mức lương của họ có thể lên tới hàng triệu đô la.

Ngoài ra, mức lương của bạn sẽ cao hơn dựa vào kinh nghiệm, hay kết hợp thêm các kỹ năng như ngoại ngữ sẽ là lợi thế rất lớn cho bạn
Đặc biệt, 1 yếu tố cũng tác động không kém đến mức lương của bạn đó chính là địa điểm bạn làm việc trong nước (các tỉnh, thành phố thì cơ hội cũng sẽ khác nhau) hay ngoài nước. Lập trình ở nước ngoài thường là nghề hái ra tiền, với mức lương PHP khủng có thể lên tới vài triệu đô, được trả bởi các ông lớn như Google, Facebook. Hiện tại, PHP đang rất được ưa chuộng ở các công ty lớn trên thế giới. Đặc biệt, nó có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho CMS thiết kế web như: WordPress; Drupal; Joomla,… Ngoài ra, hầu hết framework nổi tiếng trong giới develop website như React Native, Flutter,… cũng dùng php. Dự án có rất nhiều nhưng nhân sự ở nước ngoài thì rất ít. Chính vì vậy, đây sẽ là một cơ hội tốt cho lập trình viên PHP tại Việt Nam hướng tới. Các nước đang hỗ trợ Visa công việc cho lập trình viên PHP là Mỹ, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, và một số quốc gia châu Âu khác.
7. Tổng kết
Trên đây là một số kiến thức cơ bản của PHP. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt. Tham khảo 1 số khóa học ngôn ngữ PHP TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Leave a Reply