Làm gì khi chán code?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nếu một ngày nào đó chán viết code, mình sẽ làm gì? Mình học về lập trình nhưng khi xong lại không muốn suốt ngày vùi đầu vào những dòng code tẻ nhạt? Mình có thể làm gì ngoài chuyện viết phần mềm? Muốn từ bỏ nghề lập trình nhưng biết làm gì khác đây? Có rất nhiều câu hỏi như vậy và khá ngạc nhiên nó không phải đến từ những người mới tốt nghiệp mà cả từ những developer nhiều năm kinh nghiệm.
Trở thành Developer Relations, Developer Advocacy hoặc Developer Evangelism
Ngày càng có nhiều công ty thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ với các lập trình viên là khách hàng, người dùng hoặc là những người đóng vai trò là người truyền bá về sản phẩm. Lĩnh vực phát triển quan hệ với các Developer đang phát triển mạnh mẽ.
Các chuyên gia về quan hệ lập trình viên (Developer Relation, một số công ty gọi họ là Developer Advocate, Developer Evangelists, Quản Lý Cộng Đồng hoặc “DevRels”) giúp thiết lập và xây dựng một cộng đồng xung quanh phần mềm của công ty họ.
Các Developer Relations thường tham gia vào việc tạo ra các ứng dụng demo, viết bài blog, thuyết trình tại hội nghị, hội thảo và quản lý các tài khoảng mạng xã hội cho các công ty công nghệ. Nhiều công ty công nghệ khổng lồ (Facebook, Google, Amazon, v.v…) thường có luôn các đội Developer Relations chuyên nghiệp.
Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, hãy tìm hiểu học hỏi từ Mary Thengvall và PJ Hagerty. Họ là hai trong số những người có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong đó có tác giả bài viết này.
Trở thành một Tester
Công việc này có thể nói nôm na là bới bèo ra bọ, bới lông tìm vết. Sau khi lập trình viên đã code, Tester sẽ chạy thử, tìm mọi cách để mò ra những lỗi trong quá trình vận hành. Với nhiều người đây thực sự là công việc nhàm chán và nhức đầu. Nó phù hợp hơn với những bạn gái có tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bạn cần đặt mình vào vị trí người dùng để trải nghiệm sản phẩm của nhóm và tìm ra những lỗi hay nhược điểm của sản phẩm.
Tester thường được mệnh danh là “bà già khó tính” bởi khi làm ở vị trí này bạn luôn bắt được những lỗi cơ bản, sai rồi mà cứ lặp lại khiến mình trở nên điên đầu. Đây là công việc không dành cho những người dễ bị stress – Cáu xong rồi thôi chứ không nên để sự nóng giận của mình làm ảnh hưởng đến cả nhóm. Tỉ mỉ, bình tĩnh và nóng nảy đúng lúc là những phẩm chất cần thiết nhất cho công việc này.
Developer Marketing
Vị trí này tuy có một số chồng chéo với Developer Relations, developer marketing hướng sự tập trung ra bên ngoài nhiều hơn.
Marketing dành cho các lập trình viên đặc biệt khó khăn bởi vì lập trình viên không muốn bị bán. Rất nhiều các chiến thuật tiếp thị có hiệu quả cho các thị trường khác nhưng với các khách hàng là developer, các chiến thuật này không hiệu quả. Với vai trò là một người có một nền tảng kỹ thuật nhất định, bạn sẽ hiểu được cách thức các lập trình viên nghĩ, và bạn sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn so với một nhà tiếp thị truyền thống có thể.
Trang web SlashData đặt ra rất nhiều nội dung hay về Developer Marketing, bao gồm một cuốn sách về chủ đề này. Nếu bạn muốn bắt đầu ở lĩnh vực này, hãy học về online marketing: SEO, social media, content marketing, influencer marketing, v.v… Bạn có thể thực hành nhiều kỹ năng trên blog của bạn để chứng tỏ kiến thức của mình trước khi áp dụng cho công việc.
Sales Engineer
Có rất nhiều kỹ sư bị mắc kẹt với bất kỳ công việc nào có “sales” trong đó, nhưng đó chỉ là bởi vì chúng ta đã gặp phải nhiều saler tệ.
Sự thật là tất cả mọi người đều trong ngành sales. Cho dù bạn đang “bán ” mình với vai trò là một ứng cử viên cho một công việc nào đó trong quá trình phỏng vấn hoặc ủng hộ cho một framwork mới của đội ngũ kỹ thuật của bạn. Sales có nghĩa tìm giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Sales engineer là độc nhất là bởi họ có nhiều mức độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau. Công việc này thật sự phù hợp với các lập trình viên những người không muốn ngồi cậm cui viết code nhưng lại hiểu về kỹ thuật phần mềm.
Còn có một điều tốt đẹp khác về sales chính là bạn không cần bất kỳ chứng chỉ chuyên ngành nào để bắt đầu. Trang web HubSpot có một bài viết rất hay về một số kỹ năng và các thông tin tham khảo về nghề sales mà bạn có thể bắt đầu. Khi các công ty xây dựng các công cụ phần mềm và dịch vụ cho các kỹ sư, nhu cầu về sales engineer sẽ có khả năng tăng lên trong thập kỷ tới.
Technical Recruiter
Một nghề khác bị mang tiếng xấu với các software engineer chính là technical recruiting (tuyển dụng kĩ thuật).
Có nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thật sự tài năng, trung thực. Nhưng bên cạnh đó có một số nhà tuyển dụng không ổn lắm. Họ là những người hoàn toàn xem các ứng viên là nguồn thu để đạt hạn ngạch của họ.
Điều tích cực khi bạn có kiến thức nền tảng trong mảng phát triển phần mềm, bạn sẽ có nhiều sự đồng cảm và uy tín hơn nhiều nhà tuyển dụng kỹ thuật khác ngoài thị trường. Giống như việc bán hàng, lĩnh vực này đòi hỏi một tính cách cởi mở, tập trung vào mối quan hệ hơn. Nó cũng không đòi hỏi các chứng chỉ hoặc khóa học chuyên ngành để có thể bắt đầu
Thật không may, rất nhiều công việc cơ bản trong mảng tuyển dụng công nghệ thường chỉ dễ tìm trong các doanh nghiệp có chất lượng thấp. Vì vậy nếu bạn muốn tìm một môi trường phù hợp cho việc này, hãy chắc chắn kiểm tra về họ trên những trang web review như Glassdoor hay Haymora.com trước khi bạn ứng tuyển.
Thiết kế web, thiết kế đồ họa
Được gọi là Designer, có nhiệm vụ tạo ra giao diện của một website hay một ứng dụng một cách hoàn chỉnh. Công việc này cũng liên quan khá mật thiết đến lập trình, seo,… Yêu cầu là bạn phải sử dụng thành thạo các chương trình thiết kế, tạo đồ họa như Photoshop, Al, Dreamweaver, Flash,… và rất nhiều phần mềm hỗ trợ khác. Càng thành thạo bao nhiêu, càng biết nhiều chương trình bao nhiêu thì việc làm của bạn càng hiệu quả bấy nhiêu.
Thường thì những doanh nghiệp nhỏ chỉ có một designer hoặc lập trình viên sẽ kiêm luôn design nên cường độ làm việc của bạn sẽ rất dày. Bạn sẽ phải “ôm” một vài dự án một lúc. Tuy nhiên công việc này không quá nặng đầu như lập trình viên hay tester. Chỉ cần đam mê và có đầu óc thiết kế, bạn sẽ hoàn thành tốt công việc.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Làm việc cho các công ty phần mềm, công ty tư vấn hay công ty ứng dụng công nghệ. Việc của bạn là thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu sau đó sử dụng chúng để chuẩn bị cho các chương trình nghiên cứu, marketing hay các chương trình giới thiệu sản phẩm. Muốn làm được việc này, bạn không cần phải code giỏi mà nên tìm hiểu càng nhiều phần mềm càng tốt. Bên cạnh đó, tư duy là thứ rất quan trọng và bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi phỏng vấn vào vị trí này. Cần có cái nhìn bao quát toàn bộ dự án chứ không chỉ có mớ code trong đầu.
Thường thì công việc này dành cho người lập trình đã có kinh nghiệm 2 đến 3 năm, biết phân tích, biết “chém gió” bởi bạn sẽ phải truyền đạt cho người khác ý tưởng và cách làm của mình; đôi khi còn phải thuyết phục được cấp trên hay đối tác. Đây là hướng đi hoàn toàn có triển vọng nếu bạn muốn làm lãnh đạo các dự án.
Nhân viên kinh doanh
Thoạt nghe có vẻ không hợp lý nhưng rất nhiều lập trình viên sau khi làm một thời gian đã phát hiện ra tài năng “chém gió” của mình và chuyển hướng sang công việc này. Chúng ta thường nghĩ đây là vị trí dành cho sinh viên kinh tế, marketing tuy nhiên thực tế không phải vậy. Rất nhiều người đã làm việc đúng ngành nghề của mình một thời gian để lấy kinh nghiệm sau đó dùng kiến thức của mình để thuyết phục khách hàng, làm việc với các đối tác nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của công ty.
Nhân viên kinh doanh ở đây có thể là kinh doanh phần mềm, truyền thông cho các dịch vụ giá trị gia tăng, kinh doanh giải pháp, giới thiệu các dự án mới,… Thường thì vị trí này sẽ thoải mái hơn về thời gian nhưng cũng sẽ bị áp doanh số. Những kiến thức về marketing, quảng cáo thực sự hữu ích nếu bạn muốn “dấn thân” vào công việc này. \
Kết luận
Lĩnh vực phần mềm là một lĩnh vực rất lý thú và hấp dẫn nhưng không dành cho tất cả. Nếu bạn đã có kiến thức về phát triển phần mềm thì khi bạn chuyển sang một công việc khác, các kiến thức bạn có không hề bị hoang phí nếu bạn làm những công việc có thể sử dụng đến nó được. Nhiều người khi đã hoàn thành các khóa học về lập trình thường hay lo rằng mình không tìm được việc nào khác ngoài chuyện coding. Hoặc có người sau một thời gian làm việc nhận ra rằng họ không còn hứng thú, hoặc không có cơ hội phát triển ở vị trí developer thì những gợi ý trong bài này có thể giúp bạn… bỏ nghề lập trình thành công.
Xem thêm:
Nguồn video: Phạm Huy Hoàng
Trả lời