Làm Gì Để Không Bị Chán Code?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Học code sẽ rất chán nếu như thiếu đi tính thực hành. Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng của bạn là thực sự xây dựng một cái gì đó. Bài viết này mình sẽ gợi ý một vài dự án nho nhỏ nhưng không kém phần thách thức để bạn rèn luyện kỹ năng code của mình và biết đâu sẽ nghiệm ra nhiều điều mới để áp dụng vào dự án thật sau này của bạn.
1. Xe ô tô Lego tự lái
Vài năm trước, mình đã làm việc cho một dự án tương tự như dự án này. Mục đích của dự án hồi đó là tạo ra một chiếc ô tô làm bằng Lego có thể di chuyển để viết được một từ cho trước trên một tờ giấy. Tuy nhiên dự án của chúng ta không đòi hỏi nhiều như vậy, hãy thử tạo ra một chiếc ô tô đồ chơi có thể lái mà không va vào bất kỳ vật thể nào.
Bạn sẽ cần đến Raspberry Pi (hoặc Arduino) cho dự án này, một vài mảnh Lego để có thể lắp ghép ô tô và một số cảm biến siêu âm để bạn có thể tránh mọi chướng ngại vật. Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng là điều làm cho dự án này trở nên thú vị. Nếu bạn chưa từng biết đến Raspberry Pi, vậy hãy tìm hiểu nhé, đáng thử đấy!
Bạn học được gì:
- Cách sử dụng cơ bản của Raspberry Pi (hoặc Arduino).
- Sử dụng cảm biến.
- Tạo sự tương tác giữa phần mềm và phần cứng.
2. Catalog App
Tạo một danh mục phân loại thì khá là phổ biến rồi, tuy nhiên, điều làm cho dự án này thú vị là bạn có thể thực hiện nó bằng Flutter.
Flutter là bộ công cụ UI toolkit mới nhất của Google cho phép bạn tạo ứng dụng di động chỉ với một đoạn codebase sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart.
Flutter đang rất hot thời gian gần đây nên thử dùng đi để không bị lạc hậu nhé 😉
Bạn học được gì:
3. Sudoku
Chắc mình không cần phải giới thiệu nhiều về trò Suduko rồi. Tạo ra một app chơi Sudoku là một cách thiết thực để bạn có thêm kinh nghiêm xây dựng thuật toán: viết thuật toán để tạo ra những câu đố Sudoku hợp lệ. Nếu chỉ “ra đề” là quá dễ dàng đối với bạn thì cũng có thể xây dựng một thuật toán để giải các câu đố Sudoku này, thử sử dụng backtracking nhé 😀
Bạn học được gì:
- Cách triển khai thuật toán Sudoku
- Sáng tạo thêm các câu đố Sudoku khó hơn
4. Phân loại Ô tô
Một phần của học máy là phân cụm và phân loại. Mục tiêu của dự án này là phân loại ô tô an toàn hoặc không an toàn dựa trên dữ liệu về những chiếc ô tô đó. Nếu bạn chưa quen với machine learning, thì đây là một cách để bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này. Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là tập dữ liệu về ô tô, hãy thử sử dụng data set ở đây.
Bạn học được gì:
- Machine learning
- Phân tích dữ liệu
5. 2D Game
Nếu bạn đang muốn “nhúng tay” vào phát triển trò chơi, thì hãy thử làm một trò chơi 2D đi, bạn sẽ học được rất nhiều điều mới. Nói chung thì, nó sẽ là một sự thúc đẩy cho kỹ năng lập trình của bạn.
Bạn không cần phải nghĩ ra một ý tưởng hoàn toàn mới cho một trò chơi đâu. Bạn có thể thử code lại trò Flappy Bird dành cho thiết bị di động hoặc máy tính để bàn đều được.
Còn nếu bạn có ý tưởng riêng về một trò chơi mà bạn muốn xây dựng rồi thì càng tuyệt vời hơn, sự sáng tạo và kỹ năng của bạn sẽ được phát huy tối đa.
Bạn học được gì:
- Sự chuyển động của các thực thể
- Side-scrolling
- Phát hiện va chạm
6. Big Data
Nếu bạn đang tìm kiếm một dự án big data mang tính thách thức đề “vọch vạch”, đừng quên thử bộ dữ liệu tội phạm Chicago. Đó là một bài toán đa phân loại rất phù hợp cho các nhà khoa học dữ liệu thực hành để có kinh nghiệm hơn.
Vấn đề thì dễ rồi, nhưng vì tập dữ liệu này có hơn 6 triệu observations nên việc quản lý dữ liệu sẽ khó hơn nhiều. Tải xuống data set và thực hành ngay thôi!
Bạn học được gì:
- Các khía cạnh dữ liệu lớn như mô hình hóa dữ liệu
- Xử lý tập dữ liệu lớn
Time to get started!
Mình hy vọng rằng bạn đã tìm thấy một dự án thú vị và đầy thử thách nào đó mà bạn có thể thực hiện. Hãy chọn cái thú vị nhất trong danh sách trên và bắt đầu luôn nhé, vì làm việc với một trong những dự án này sẽ cải thiện kỹ năng của bạn và có thể bạn sẽ học được nhiều điều mới.
Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!
Nguồn: https://codelearn.io/sharing/lam-gi-de-khong-bi-chan-code
Leave a Reply