Cấu trúc điều kiện
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Các cấu trúc điều khiển hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có đặc biệt là PHP. Vậy nên trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các cấu trúc điều khiển if, if…else, if..elseif và switch case.
Câu trúc điều kiện là gì?
Câu trúc điều kiện cho phép ta xử lý các trường hợp có thể phát sinh khi chạy chương trình và thay đổi hướng xử lý cho từng trường hợp. Nếu điều kiện là đúng thì chương trình sẽ được thực hiện. Nếu điều kiện đưa ra là sai thì công việc đó sẽ không được thực hiện, hoặc sẽ được thực hiện một công việc khác.
Cấu trúc rẽ nhánh If-Else
Cấu trúc If
If là một trong những cấu trúc quan trọng trong nhiều ngôn ngữ lập trình. Nó cho phép người lập trình điều khiển các đoạn mã.
Cú pháp:
if (condition) {
statement;
}
Ý nghĩa:
Nếu biểu thức điều kiện là đúng thì sẽ thực hiện các câu lệnh bên trong dấu { }.
Ví dụ:
$x = 10;
if ($x > 0) {
echo $x,'x là số dương';
}
Cấu trúc If-Else
If – else cũng tương tự như if nó giúp cho chúng ta thực hiện các cấu trúc điều kiện . Nó cho phép người lập trình điều khiển các đoạn mã trong trường hợp đúng nếu thoả mãn điều kiện trong if và thực hiện một công việc khác trong else.
Cú pháp:
if (condition){
statement;
}else{
statement;
}
Ý nghĩa:
Nếu biểu thức điều kiện là đúng thì sẽ thực hiện các câu lệnh bên trong dấu { } ngược lại thì không thực hiện.
Ví dụ:
$x = 10;
if ($x > 0) {
echo $x,'x là số dương';
}else{
echo $x,'x là số âm';
}
Câu trúc if – else if – else
Cấu trúc này giúp chúng ta có thể kiểm tra được nhiều trường hợp khác nhau.
Cú pháp:
if (condition1){
statement;
}else if(condition2){
statement;
}else{
statement;
}
Ý nghĩa:
Nếu biểu thức điều kiện là đúng thì sẽ thực hiện các câu lệnh bên trong dấu { } nếu sai chương trình sẽ kiểm tra điều kiện tiếp theo ở else if nếu đúng thì sẽ hạy câu lệnh đó và nếu sai thì sẽ vào trường hợp else.
Ví dụ:
$x = 10;
if ($x > 0) {
echo $x,'x là số dương';
} else if ($ x==0){
echo $x, 'x là số 0';
} else{
echo $x,'x là số âm';
}
Câu lệnh SWITCH – CASE
Câu lệnh Switch – Case trong php cho phép ta đưa ra quyết định có nhiều cách lựa chọn để giá trị của biểu thức truyền vào.
Cú pháp:
switch (condition){
case 'a': {
statement;
break;
}
case 'b': {
statement;
break;
}
}
Ý nghĩa:
Nếu giá trị biểu thức truyền vào trùng với các giá trị biểu thức điều kiện thì các câu lệnh bên trong biểu thức điều kiện sẽ được thực hiện.
Hàm isset() và empty()
Hàm isset: Kiểm tra một biến nào đó đã được khởi tạo hay chưa. Nếu nó đã tồn tại, isset sẽ trả về giá trị true.
Hàm empty: Kiểm tra một biến nào đó đã được khởi tạo và nó đã có dữ liệu hay chưa. Nếu giá trị bằng 0, chuỗi rỗng, khởi tạo nhưng chưa có giá trị thì empty trả về true.
$bien_chuoi_rong = ''; $bien_so_0 = 0; $bien_false = false; $bien_null = null; // $bien_chua_khoi_tao chưa khởi tạo var_dump(isset($bien_chuoi_rong)); // true var_dump(isset($bien_so_0)); // true var_dump(isset($bien_false)); //true var_dump(isset($bien_null)); // false var_dump(isset($bien_chua_khoi_tao)); // false var_dump(empty($bien_chuoi_rong)); // true var_dump(empty($bien_so_0)); // true var_dump(empty($bien_false)); //true var_dump(empty($bien_null)); // true var_dump(empty($bien_chua_khoi_tao)); // true
Chúng ta có thể sử dụng isset() hoặc !empty() như nhau. Tuy nhiên !empty() sẽ chặt chẽ hơn vì kiểm tra biến tồn tại + có dữ liệu.
Leave a Reply