Xây dựng lớp với các thuộc tính & phương thức
Lập trình Hướng Đối tượng (OOP) cho người mới bắt đầu với PHP
Để hiểu được phần hướng dẫn này bạn nên có hiểu biết căn bản về hàm, biến, cấu trúc điều kiện và vòng lặp. Bài hướng dẫn về lập trình hướng đối tượng với PHP được trình bày qua 22 bước.
Bước 1: Trong bước đầu tiên này bạn cần tạo 2 tệp PHP
- index.php
- class_lib.php
OOP bao gồm các lớp xử lý, do đó mã chứa đối tượng trong php sẽ đặt trong tệp riêng biệt và thường được đưa vào các trang khác bằng cách sử dụng từ khóa include. Trong trường hợp này, tất cả các mã chứa các lớp đối tượng sẽ được viết trong tệp class_lib.php.
OOP xoay quanh khái niệm Lớp – class. Lớp là bản thiết kế hay bản mẫu\khuôn mẫu được sử dụng để tạo các đối tượng.
Bước 2: Tạo lớp đơn giản trong PHP (lớp này sẽ được đặt trong tệp class_lib.php)
Trong lập trình cấu trúc, bạn chia đoạn chương trình thành các hàm, biến để xử lý vấn đề. Trong OOP, bạn sẽ cần phải định nghĩa/tạo các lớp, mỗi một lớp chứa các thuộc tính và các hàm (phương thức) để xử lý các chức năng đặc trưng riêng cho lớp đó.
Để định nghĩa một lớp chúng ta sử dụng từ khóa class, theo sau đó là tên lớp mà bạn cần tạo.
Cú pháp như sau:
<?php class person { } ?>
Lưu ý: cặp ngoặc { } báo hiệu điểm bắt đầu ( { ) và kết thúc ( } ) của việc tạo lớp.
Bước 3: Thêm dữ liệu (hay thuộc tính) cho lớp
Lớp là bản mẫu/thiết kế chi tiết cho đối tượng. Một trong những khác biệt của Lớp so với Hàm là: một lớp bao gồm dữ liệu (biến/thuộc tính) và các hàm để hình thành nên được một nhóm gọi là đối tượng.
Khi bạn tạo một biến bên trong một lớp, biến đó được gọi là thuộc tính.
<?php class person { var $name; } ?>
Lưu ý: Các dữ liệu/biến được đặt bên trong lớp được gọi là các thuộc tính.
Bước 4: Thêm hàm/phương thức cho lớp
Khi được khai báo bên trong một lớp biến được gọi với một cái tên khác là thuộc tính, tương tự như thế với hàm, khi được tạo bên trong một lớp chúng được gọi với tên khác là phương thức.
Các phương thức của lớp được sử dụng để thao tác với dữ liệu của chính lớp đó.
<?php class person { var $name; function set_name($new_name) { $this->name = $new_name; } function get_name() { return $this->name; } } ?>
Lưu ý: Đừng quên rằng trong lớp, biến được gọi là thuộc tính và hàm được gọi là phương thức.
Bước 5: Các hàm getter và setter
Chúng ta sẽ tạo thêm hai phương thức là get_name() và set_name() trong lớp person.
Các phương thức có tiền tố get dùng để lấy về giá trị, và các phương thức có tiền tố set dùng để thiết đặt lại giá trị cho thuộc tính của lớp. Các phương thức này được đặt tên cũng giống theo quy ước chuẩn trong OOP như các ngôn ngữ lập trình Java hay Ruby.
Một quy ước khác là tên setter và getter nên kết hợp với tên thuộc tính. Cụ thể lớp person có thuộc tính là $name, vậy sẽ có phương thức setter: set_name(); gettter: get_name().
<?php class person { var $name; function set_name($new_name) { $this->name = $new_name; } function get_name() { return $this->name; } } ?>
Lưu ý: setter và getter được sử dụng kết hợp với các thuộc tính của lớp.
Với cách làm này, khi các lập trình viên PHP khác muốn sử dụng các đối tượng của bạn, họ sẽ biết rằng nếu bạn có một phương thức/hàm gọi là set_name (), sẽ có một thuộc tính/biến tên là name.
Kết luận
Trong phần này chỉ đề cập đến các vấn đề cơ bản của OOP trong PHP. Hãy nhớ rằng cách tốt nhất để hiểu rõ về vấn đề là cần viết code.
Tìm hiểu thêm về OOP trong PHP: http://php.net/manual/en/language.oop5.php
Leave a Reply